Là Phó Tổng giám đốc của THP, công ty thực phẩm và đồ uống thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất Việt Nam, bạn đã tham gia vào một trong những chương lớn nhất trong lịch sử công ty tính đến thời điểm hiện tại – đó là nói ‘không’ với lời đề nghị mua lại 2,5 tỷ đô đến từ Coca-Cola. Những doanh nhân thế hệ Y có thể học hỏi được điều gì từ trải nghiệm kể trên của bạn?
Tôi vinh dự khi được là một phần của thế hệ Y năng động – những cá nhân không ngại đặt mục tiêu cao và làm việc cực kỳ chăm chỉ để giành được ước mơ của họ. Những người cùng thế hệ truyền cảm hứng đến cho tôi mỗi ngày. Đất nước của tôi đã chạm đến điểm mà tôi gọi là điểm ngọt ngào của nhân khẩu học – khi mà 50% dân số dưới 34 tuổi và chúng tôi đều được giáo dục tốt. Một trong những ấn tượng lớn nhất tôi muốn chia sẻ với họ từ câu chuyện với Coca-Cola là cách ba tôi phản ứng sau khi chúng tôi từ chối thoả thuận ấy.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên những lời ba đã nói: “Hãy đứng vững một cách tự hào như chúng ta luôn và sẽ mãi như vậy. Một mối quan hệ đối tác nên chính xác phải là sự gặp gỡ của những tư duy đồng điệu, được gắn kết bởi một khát vọng chung. Những gì chúng ta vừa trải nghiệm không phải là sự đồng điệu đó.”
Điều này cho thấy THP không bị chi phối bởi tiền bạc. Chúng tôi đặt những giá trị và khát vọng ở trung tâm của tất cả mọi thứ chúng tôi làm. Tôi tin rằng đây chính là điều mà các nhà lãnh đạo tư tưởng từ tất cả các thế hệ sẽ thấy đồng cảm.
Cách tiếp cận âm/dương của THP đã ảnh hưởng đến thuật lãnh đạo tư tưởng của bạn như thế nào?
Nhiều nền văn hoá Á châu áp dụng khái niệm âm dương vào cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Thay vì trốn tránh các thế lực đối nghịch với mình, âm dương xem những thế lực đó là yếu tố bổ sung và là điều cần thiết để tạo nên sự hoà hợp. Một ví dụ tuyệt vời về cách điều này phát huy tác dụng đối với tôi chính là khát vọng trong tôi: được học hỏi từ phương Đông và phương Tây – để rút ra những bài học từ cả hai thế giới và sử dụng chúng nhằm đạt được những mục tiêu của bản thân mình. Dù đã được hưởng nền giáo dục ở nước ngoài, thì về bản chất tôi vẫn là một người thuần Việt.
Tôi giữ chặt các giá trị gia đình truyền thống của Á châu. Đồng thời, tôi cũng khao khát được tiếp thu những gì thế giới ngoài kia mang đến cho mình. Thế hệ Y ở Việt Nam thường hướng về phía trước và mong muốn phát triển. Cùng với việc Việt Nam được nhìn nhận là một trung tâm đổi mới, đây chính là thời điểm thú vị đối với thế hệ lãnh đạo mới thuộc thế hệ Y.
Bạn đã được nuôi dạy với tư duy “Không gì là không thể”. Hãy mô tả tư duy ấy cho chúng tôi và cách làm thế nào mà nó mang lại lợi ích cho các nhà lãnh đạo tư tưởng ngày nay?
Đúng vậy, “Không gì là không thể” thực sự là một trong bảy giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi. Đối với chúng tôi, tư duy này có nghĩa là luôn giữ tâm thế tích cực và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi chúng tôi đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra. Hàm chứa trong đó còn là dũng khí để nghĩ khác đi, để biến những thách thức thành cơ hội. Và cũng để nhìn nhận “những sai lầm” là tiềm năng tăng trưởng. Đó là niềm tin rằng bất cứ chướng ngại nào cũng có thể chế ngự được trên con đường dẫn đến thành công. Đó là tư duy mà tôi nghĩ rằng những người cùng thế hệ Y có thể dễ dàng thấu hiểu và áp dụng được vào khát vọng của họ, dù cho khát vọng đó là gì.
Ngay từ thời điểm rất sớm, ba tôi đã thử thách niềm tin trong tôi và thúc đẩy tôi phát triển sự tin tưởng vào tư duy “Không gì là không thể”. Ông ấy có thể là một người giao việc gắt gao. Nên tôi đã phải điều chỉnh các giá trị và mục tiêu của mình cho khớp với hành vi bản thân. Một ví dụ tốt về vấn đề này là khi tôi muốn đi du học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Ba tôi đã thực sự chống lại chuyện đó và nói rằng đi được hay không là phụ thuộc vào kết quả của tôi.
Tôi đã học hành cực kỳ chăm chỉ và vượt qua được kỳ thi bắt buộc. Nhưng phải mất thêm một tháng nữa tranh luận với ba thì ba mới dịu lại và đồng ý cho tôi theo học đại học ở Hoa Kỳ, với điều kiện là trước hết tôi phải học 2 năm cao đẳng ở Singapore! Tôi đã luôn tự hào về cột mốc đó, bởi lẽ tôi là con gái cả, và sự kiện này đã mở đường cho các em tôi được đi du học về sau.
Làm thế nào mà bạn đảm bảo được rằng với tư cách là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp của thế hệ Y, bạn có thể sống với những giá trị của mình mỗi ngày – chứ không phải chỉ đơn giản là lời nói đầu môi?
Tôi luôn biết rằng các mối quan hệ gia đình sẽ không làm lợi hay bảo vệ tôi tại THP. Đó là bởi vì ba tôi đã xác định rõ ngay từ ngày đầu tiên: công ty sẽ không tự động được truyền lại cho thế hệ sau, mà phải được truyền lại cho người kế nhiệm xứng đáng nhất. Những người con của ông phải tự mình giành lấy vị trí lãnh đạo.
Ngay cả khi chúng tôi còn nhỏ, ba đã muốn chúng tôi tự lập. Ông đã nói với chúng tôi rằng thay vì để người khác phục vụ mình, chúng tôi phải tự phục vụ bản thân và phục vụ những người khác. Trong những ngày đầu làm việc tại THP, tôi đã phải đưa ra một luận điểm thích đáng để được trả lương. Luận điểm mà tôi đã sử dụng là một mức lương cụ thể sẽ khiến tôi có trách nhiệm cho công việc của mình và phản ánh được hiệu suất của bản thân. Luận điểm ấy đã thực sự có hiệu quả.
Khởi điểm của tôi là ở trên mặt đất của THP. Có rất nhiều ý tưởng của tôi đến từ trải nghiệm trực tiếp làm việc trên sàn nhà máy. Sau đó, tôi đã làm việc với tư cách là một thư ký. Rồi tôi chuyển sang vai trò Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp để giúp công ty chuyển đổi từ công việc bàn giấy sang nền tảng kỹ thuật số – trước khi trở thành Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Truyền thông và Mua hàng như hiện nay. Tôi luôn không ngừng phấn đấu để trở thành người kế nhiệm xứng đáng của ba mẹ tôi bằng cách sống và giảng dạy những giá trị cốt lõi của THP thông qua các vai trò mà tôi đảm nhận. Đó là một công việc không ngừng nghỉ trong tiến trình.
THP hỗ trợ bạn phát triển với tư cách là một nhà lãnh đạo như thế nào?
Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình không có kế hoạch kế nhiệm rõ ràng, điều này đặt các nhà lãnh đạo tư tưởng ở thế hệ tiếp theo vào một tình thế khó khăn. Ở THP thì diễn ra điều ngược lại. Công ty chúng tôi sở hữu một số các cấu trúc tại chỗ giúp nâng cao các phẩm chất lãnh đạo – không chỉ trong đội ngũ quản lý mà ở cả đội ngũ nhân viên của công ty. Sự chú trọng vào phát triển thuật lãnh đạo được tìm thấy ở mọi cấp độ của văn hoá THP.
Ví dụ như: trong những buổi họp, các nhân viên trẻ hơn thuộc thế hệ Y được mời phát biểu trước cả các nhà quản lý. Điều này khá là bất thường trong văn hoá Á Đông – nơi có truyền thống kính trọng người lớn tuổi và thứ bậc. Nhưng cách thức chúng tôi thực hiện như thế đã mang lại sự tự tin cho những thành viên thuộc đội ngũ ít cao cấp hơn. Đồng thời, nó cũng dẫn dắt một cách tự nhiên đến các cuộc thảo luận sáng tạo, sinh động hơn – cũng chính là điều quan trọng nhất sau tất cả.
Như tôi đã đề cập, bảy giá trị cốt lõi của THP được đưa vào cách thức hoạt động của chúng tôi. Dù rằng chúng tôi có 5000 nhân viên, thì tất cả họ đều thuộc nằm lòng những giá trị này. Những giá trị ấy chính là một cách thúc đẩy các kỹ năng mềm cần thiết cho thuật lãnh đạo tư tưởng; và đều có giá trị tương đương dù rằng bạn làm việc trên sàn nhà máy hay thuộc đội ngũ điều hành.
Mọi cá nhân ở THP đều được hỗ trợ để hành động mạnh dạn, để ủng hộ toàn thể, và quan trọng nhất: để gánh vác trách nhiệm cho những thành công cũng như thất bại của công ty. Đối với chúng tôi, những hành vi như thế là biểu hiện của thuật lãnh đạo đích thực và các kỹ năng lãnh đạo tư tưởng. Các giá trị cốt lõi của công ty giúp chúng tôi quản lý sự tăng trưởng và định hình quá trình ra quyết định của mình. Chúng tôi nhìn nhận chúng như là chìa khoá dẫn đến lợi thế cạnh tranh của công ty.
THP có một cách tiếp cận độc đáo về thất bại và sự liều lĩnh chấp nhận rủi ro. Hãy kể thêm cho chúng tôi nghe về điều đó.
Tôi phải nhấn mạnh một lần nữa rằng: đây là cách thức tiếp cận không thường thấy nhưng lại là một thành phần then chốt của văn hoá công ty, đang tích cực cho phép mọi người phạm sai lầm. Đối với chúng tôi, thất bại không có nghĩa là cá nhân nào đó không thể làm được công việc của họ. Ví dụ như, trong bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển) của công ty, thất bại được xem là điều kiện tiên quyết trước khi tạo ra được một bước tiến đột phá. Thất bại là mảnh đất nuôi dưỡng cho sự học hỏi và đổi mới.
Quan điểm của ba tôi là: nếu chúng ta không thất bại đủ, thì đồng nghĩa với việc chúng ta không chấp nhận đủ rủi ro. Chính phong cách lãnh đạo tư tưởng khác biệt này đã cho phép ba tôi xây dựng doanh nghiệp được như hiện tại từ xuất phát điểm gần như là con số không, giữa những hoàn cảnh thực sự khó khăn. Điều này là đặc biệt đúng với những năm hậu chiến ở Việt Nam, khi cả đất nước đang cố gắng tái thiết và mọi thứ đều là tàn tro.
Một trong những cách thức truyền động lực để tôi chứng tỏ năng lực của mình đến giới hạn cao nhất là bị cho rằng tôi sẽ thất bại. Ví dụ như vào năm 2017, tôi đã tổ chức một cuộc hội thảo cho những nhà cung cấp của chúng tôi. Ba đã bảo tôi rằng ba sẽ chỉ tham dự nếu tôi có 500 người đăng ký tham gia – thật sự là một nhiệm vụ lớn bởi vì mỗi cá nhân đăng ký sẽ phải trả một khoản phí tham gia khổng lồ. Cuối cùng, đó lại đã là một sự kiện vô cùng thành công.
Ba của bạn là nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của THP, và còn là một nhà lãnh đạo có sức thu hút. Hơn hai thập kỷ qua, ông ấy đã thực sự xác định được bản ngã của công ty và những gì công ty đại diện. Làm thế nào để bạn bước ra khỏi cái bóng của ba và trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng theo cách riêng của bạn?
Thành công của THP hoàn toàn đi đôi với những nỗ lực của ba mẹ tôi. Tôi có một món nợ to lớn đối với ba mẹ mình và cả di sản tuyệt vời về những hi sinh và thành tựu của họ. Những giá trị về thuật lãnh đạo của tôi đã được truyền tải trực tiếp từ ba mẹ, cũng là những giá trị mà tôi tin tưởng rằng sẽ giúp đặt tôi vào hành trình vững chắc hướng đến tương lai. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thuộc thế hệ Y ngày nay phải đối mặt với các thách thức khác biệt so với những người tiền nhiệm của họ. Thế giới đã đổi thay rất nhiều.
Để đáp đền lại một cách thuần thục nhất, tôi đã và đang học hỏi những kỹ thuật quản lý thông qua Tổ chức Chủ tịch Trẻ (YPO). Tôi tham gia tổ chức toàn cầu này vì nó được sáng lập để mang đến cho các CEO cơ hội chia sẻ một cách tin cậy các hiểu biết với những cá nhân đồng đẳng với mình. YPO đã cho tôi nhiều hơn những gì tôi có thể tưởng tượng từ việc mở rộng quan hệ và học hỏi cho đến sự phát triển bản thân. Một ngày nào đó, THP sẽ được truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Tôi hy vọng bản thân sẽ làm cho ba mẹ mình tự hào như cách họ khiến tôi tự hào mỗi ngày qua.