Việt Nam có nhiều CEO – doanh nhân là nữ, và xét trên tổng thể, 73% nữ giới tham gia vào lực lượng lao động so với con số 82% nam giới – theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Đó là tỷ lệ rất cao trong tương quan so sánh với các quốc gia khác. Cũng có nhiều nữ giới làm việc ở các nhà máy hoặc sở hữu công việc kinh doanh nhỏ như điều hành cửa tiệm, sạp hàng riêng.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mỗi người phụ nữ đều sở hữu cơ hội theo đuổi những giấc mơ của họ, kể cả với tư cách là một người xây dựng sự nghiệp, một người nội trợ, hoặc ai đó cố gắng cân bằng cả hai vai trò. Những công ty muốn thành công cần hiểu rằng việc để phái nữ tham gia việc kinh doanh không chỉ quan trọng mà còn cần thiết.
Phái nữ không chỉ tìm thấy sự phát triển trong thế giới kinh doanh, mà còn thành công từ hai bàn tay trắng, sáng lập những công ty của riêng mình. Một bài báo gần đây trên tờ Entrepreneur đã chỉ ra: “…Nhiều phụ nữ đang phát triển trong thế giới khởi nghiệp, và những doanh nghiệp họ điều hành cũng vậy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các doanh nghiệp có lãnh đạo nữ thì thành công và thu lời nhiều hơn những doanh nghiệp có nhiều nam giới hơn ở Ban Giám đốc…”
Chị em tôi đều biết rõ rằng chúng tôi sở hữu đặc quyền rất lớn với tư cách là những nhà quản lý cho thế hệ thứ hai của gia tộc họ Trần ở Tân Hiệp Phát. Chúng tôi là biểu trưng của sự chuyển đổi diễn ra ở các doanh nghiệp gia đình tại châu Á và trên khắp thế giới. Những ngày này, đó không chỉ đơn giản là sự chuyển dịch chung chung, mà còn là sự chuyển dịch về mặt giới tính. Thật háo hức để chứng kiến và trở thành một phần của sự chuyển dịch này.
Theo Phương Uyên Trần