Các thống kê chỉ ra rằng: mọi người vừa níu chặt những lợi ích của toàn cầu hoá, vừa mong muốn giữ gìn các truyền thống và bản sắc của riêng mình. Thế giới có thể trở nên phẳng hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là toàn cầu hoá khiến tất cả chúng ta giống hệt nhau. Các truyền thống địa phương chẳng những không bị suy yếu mà đang trở nên ngày càng quan trọng.
Ở các quốc gia phương Tây, bánh xe đã thực sự lăn đủ chu kỳ của nó. Trong những năm 1960 và 1970, nhiều người tiêu dùng đã từ bỏ các thị trường nội địa và các thương nhân độc lập để mua sắm ở những siêu thị – nơi có nhiều lựa chọn hơn và mọi thứ đều được đựng trong bao bì bắt mắt. Giờ đây, ở khung thu nhập cao hơn, xu hướng đó đang đảo ngược. Người tiêu dùng hiện đang đổ xô đến “các khu chợ của nông dân” có thương hiệu đã được tân trang lại.
Họ trở lại với các lựa chọn trước đây bởi lẽ họ tin rằng những sản phẩm ở đó tươi hơn và họ đang giúp đỡ môi trường bằng cách mua các sản phẩm được trồng ở nội địa. Đồng thời, họ cũng có một động lực về mặt tài chính. Người tiêu dùng mong muốn tiền của mình được đưa vào túi của những người nông dân chứ không phải của các siêu thị – những “gã khổng lồ” mà người tiêu dùng tin rằng đang cố gắng vắt kiệt từng đồng lợi nhuận từ những chuỗi cung ứng của họ.
Một động lực tương tự cho sự trở lại với “các khu chợ của nông dân” đã được tân trang thương hiệu là khao khát sở hữu các sản phẩm lành mạnh hơn với những thành phần tự nhiên hơn. Thực phẩm đựng trong hộp có thương hiệu mà những “gã khổng lồ” siêu thị cung cấp thường được bơm đầy hoá chất và những chất bảo quản không tự nhiên để kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. THP, trong lúc cạnh tranh với những gã khổng lồ bán lẻ này và đồng thời nhận thức được sự chuyển đổi kể trên của người tiêu dùng, đã chọn sản xuất những sản phẩm từ các thành phần tự nhiên có nguồn gốc nội địa, bao gồm những lá trà xanh và các loại thảo mộc như La hán quả, Hoa cúc, Kim ngân, Cam thảo, và nhiều hơn thế nữa.
Chúng ta có thể chứng kiến chu kỳ tương tự ở những quốc gia đang phát triển. Trong thời kỳ phát triển sơ khai của một đất nước, sẽ có xu hướng tồn tại một giai đoạn mà người tiêu dùng bị những thương hiệu ngoại quốc làm choáng ngợp. Họ muốn thể hiện sự giàu có mới phất lên của mình bằng việc chứng minh rằng họ có khả năng mua những hàng hoá nước ngoài đắt tiền; việc đó làm cho họ khác biệt so với những công dân khác – những người chưa đạt đến được mức thu nhập như họ.
Trung Quốc là ví dụ tuyệt vời về câu chuyện kể trên trong thập niên đầu của thế kỷ 21 – với những hàng người xếp hàng khao khát được mua chiếc túi xách Gucci thời thượng hoặc iPhone dòng mới nhất của Apple. Nhưng Trung Quốc đã bắt đầu tiến vào một giai đoạn phát triển mới giữa những năm 2010. Đó đã là thời điểm mà các công ty gia đình di chuyển đủ xa chuỗi giá trị để sản xuất ra các thương hiệu nổi tiếng của riêng họ. Kết quả cho thấy: khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu tin tưởng những thương hiệu của riêng họ và trở nên tự hào về chúng một cách rõ ràng. Họ có xu hướng mua một chiếc điện thoại thông minh của hãng Huawei hoặc Oppo cũng như mua một chiếc iPhone của Apple vậy.
Đây đã là kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của THP ở thị trường nước giải khát, vì chúng tôi đã cạnh tranh thành công với những công ty toàn cầu lớn nhất trong ngành hàng của mình – chỉ để tiếp tục mở rộng phạm vi của chúng tôi ra tầm quốc tế. Các khách hàng mong muốn điều tốt nhất, và khi điều đó cũng có nguồn gốc nội địa, thì họ sẽ chọn lựa bạn. Khi bạn tìm cách để tăng trưởng, mở rộng, và thâm nhập vào các thị trường mới, hãy nhớ đến các cộng đồng ảnh hưởng và hỗ trợ việc kinh doanh của bạn. Chú tâm vào những mối quan hệ nội địa ấy sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược thông minh vì nó liên quan đến các sản phẩm mà bạn cung cấp, cách thức bạn định giá chúng, làm thế nào/ở đâu mọi người có thể tiếp cận được các sản phẩm, và làm thế nào để bạn tiếp thị chúng một cách hiệu quả. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của chúng tôi.
Theo Phương Uyên Trần