Với kinh nhiệm quản trị doanh nghiệp tình huống mua lại này sẽ xảy ra – hầu như luôn là như vậy, khi một công ty tìm ra được con đường hiệu quả để cung cấp đúng sản phẩm cho những khách hàng thích hợp theo đúng cách. Đó là những công ty đã kết nối được với thị trường theo một cách thức cá nhân, và do đó, họ đã gặt hái được thành công, mang lại sự tăng trưởng to lớn vượt bậc. Sự tăng trưởng ấy sẽ thu hút chú ý từ những tập đoàn khổng lồ – những người đang phải vật lộn với khả năng tạo ra những kết nối mật thiết tương tự với các thị trường nội địa khác nhau mà họ phục vụ. Đứng ở vị thế là một nhà quản trị doanh nghiệp độc lập, hoạt động tại địa phương, sự chú ý kể trên có thể vừa là niềm háo hức, lại vừa là thứ gây choáng ngợp.
Với bất cứ doanh nhân nào đã đầu tư thời gian, nguồn lực và đam mê của họ vào một cơ nghiệp, việc chứng kiến thành công và sự chú ý sau đó nó mang lại từ các doanh nghiệp lớn hơn có thể là một cảm giác thoả mãn. Doanh nghiệp bạn gây dựng được nhìn nhận là có giá trị và được mong mỏi trở thành một phần chiến lược do một công ty lớn hơn đề ra. Nói tóm lại, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã làm đúng. Tuy nhiên, “bán công ty” không phải lúc nào cũng là lựa chọn thông minh nhất của những doanh nghiệp độc lập này.
Coca-Cola đã đưa ra cái giá 2.5 tỷ USD để đổi lấy một cổ phần kiểm soát trong Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát. Nghe qua thì dường như chủ doanh nghiệp nào cũng sẽ rất khó từ chối số tiền đó. Tuy vậy, bạn sẽ nhận ra quyết định liệu có chấp nhận thương vụ mua lại ấy hay không phụ thuộc vào những điều to lớn hơn tiền bạc. Khi bạn đối mặt với các cuộc thăm dò hoặc thương thảo với những tổ chức lớn hơn, hãy nghĩ về hai vấn đề quan trọng cần cân nhắc sau đây:
Thương vụ mua lại hoặc hợp tác này có ý nghĩa gì với doanh nghiệp tôi gây dựng? Không phải tất cả mọi giao dịch đều rõ ràng; bạn sẽ không nhất thiết phải biết phạm vi các kế hoạch của công ty kia dành cho công ty của bạn; tuy nhiên, hãy tìm hiểu nhiều nhất có thể để nhận thức được vai trò của công ty bạn trong tương lai của công ty khác. Điều đó sẽ tác động đến những gì bạn tạo lập như thế nào? Bạn có thấy thoải mái với tương lai tất yếu của công ty bạn sáng lập một khi nó nằm trong những đường ranh giới của mối quan hệ đối tác / sở hữu mới hay không?
Bạn vẫn kỳ vọng thực hiện nhiều điều hơn thế nữa? Suy nghĩ về việc từ bỏ một khoản tiền lớn có thể đem lại sự căng thẳng tột cùng. Tuy nhiên, nếu bạn tin tưởng mạnh mẽ rằng còn nhiều điều bạn muốn thực hiện, và bạn có năng lượng cũng như khao khát để biến chúng thành hiện thực, thì có lẽ lời thỉnh cầu hiện tại từ phía tập đoàn kia không phải là điều thích hợp. Chỉ bởi vì bạn từ bỏ một thương vụ mua lại hôm nay, điều đó không ngăn chặn bạn khỏi việc tán thành một thương vụ khác ở thì tương lai – nếu đó thực sự là điều bạn mong muốn.
Các mối quan hệ đối tác dù thuộc thể loại nào cũng đều là chìa khoá dẫn đến thành công của mọi công ty; đó là những cơ hội mà bạn sẽ thấy mình phải thường xuyên xác định, cân bằng và duy trì. Các tập đoàn khổng lồ muốn nắm quyền kiểm soát là những thương vụ đàm phán bạn cần phải đặc biệt chuẩn bị kỹ càng. Hãy ghi nhớ rằng: những cơ hội ấy có tầm vóc lớn hơn là chuyện tiền bạc đơn thuần – chúng là tương lai của doanh nghiệp bạn gây dựng, song hành cùng với đó là cuộc sống của những cá nhân đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về “bí kiếp” cạnh tranh với những tập đoàn khổng lồ của thế giới kinh doanh bằng cách đọc cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ” của tôi ngay hôm nay!
Theo ForbesBooks