Các công dân “toàn cầu” sẽ đem lại lợi ích thế nào cho tương lai của Việt Nam?
BÀI ĐƯỢC VIẾT BỞI : Trần Uyên Phương
Trần Uyên Phương là một diễn giả, Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP), một nhà tư vấn và đồng thời là tác giả cuốn sách Vượt lên Người khổng lồ.
Tương lai của Việt Nam đang ngày càng trở nên tươi sáng; đó là suy nghĩ chung của mọi công dân. Trung tâm nghiên cứu Pew đã ghi nhận kết quả: khoảng 88% người Việt được thăm dò tin tưởng rằng đất nước mình thịnh vượng hơn so với 50 năm trước. Niềm tự hào và khát khao tiếp nối đà thành công trong mỗi công dân của đất nước đang ngày càng gia tăng – kể cả với những người đã tha hương 45 năm về trước.
Hàng trăm ngàn người Việt xa xứ đang hồi hương, những người này được trang bị nền giáo dục quốc tế cùng các kỹ năng họ muốn áp dụng để giúp đỡ cố hương phát triển hết tiềm năng của mình. Họ là con cái của những người đã tha hương sau năm 1975. Là một quốc gia đang sở hữu lực lượng công dân toàn cầu trung thành với đất nước, Việt Nam đã học được vài bài học quan trọng để sẵn sàng nối dài sự thịnh vượng. Sau đây là những ví dụ về cách Việt Nam và các công dân có trình độ học vấn, kinh nghiệm quốc tế đang cùng nhau kiến tạo một tương lai thành công xán lạn:
- Xây dựng và duy trì doanh nghiệp nội địa là điều quan trọng. Một nền kinh tế thực sự sôi động đòi hỏi luật pháp trao quyền cho các cá nhân chứ không chỉ cho những doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ hiểu rằng phân khúc nhà nước đã không và sẽ không thể tạo ra hàng triệu việc làm mà Việt Nam cần mỗi năm – để đảm bảo bùng nổ dân số vẫn là một tài sản chứ không phải gánh nặng. Nhiều doanh nhân Việt Nam được khuyến khích hoạt động và thu về kết quả, phân khúc tư nhân của đất nước ngày càng sôi động.
- Nắm bắt được vai trò của đất nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều có ích. Trong lúc Trung Quốc gia tăng đường cong giá trị thì Việt Nam đã chiếm lấy vị trí trong phân khúc sản xuất. Bằng chứng là giờ đây đất nước đã trở thành một phần chủ chốt của chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu. Công ty Samsung của Hàn Quốc đã tạo ra doanh thu 46,3 tỷ USD từ Việt Nam trong năm 2016, chiếm 20% xuất khẩu của Việt Nam. Khi các nhà lãnh đạo đoanh nghiệp thấu hiểu và nhận biết những cơ hội sẵn có trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giá trị của Việt Nam đối với các nền kinh tế khác sẽ tiếp tục gia tăng.
- Sự khoan dung và hội nhập quốc tế giúp gia tăng các cơ hội. Việt Nam là một đất nước rất cởi mở, sở hữu 18 hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực – hoặc đang trong vòng đàm phán – với các quốc gia khác. Điều đó có vẻ lạ lẫm vì đất nước ta đã phải chống giặc ngoại xâm suốt một thời gian dài trong lịch sử. Nhưng xung đột bất tận đã khiến chúng ta thậm chí còn trân quý sự khoan dung nhiều hơn. Lịch sử Việt Nam đã nói lên rằng chúng ta tự hào về sự thân thiện và thấu hiểu của dân tộc mình, vì biết rõ những đặc điểm này sẽ giúp gìn giữ hoà bình. Ngoài ra, với việc rất nhiều công dân được hưởng nền giáo dục quốc tế, các mối quan hệ và mạng lưới đã được mở rộng vượt ra xa ngoài biên giới Việt Nam. Những kết nối ấy mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho tương lai của đất nước.
Tương lai của Việt Nam sẽ tiếp tục dựa vào sức mạnh và hoài bão của người dân – nhiều người trong số họ đã mở mang tầm nhìn thông qua các trải nghiệm trên khắp thế giới. Có một câu nói của ba tôi về tầm quan trọng của sự phát triển rằng: “Thành công to lớn đến với những người dám căng buồm ra đại dương… Không thành công nào đến với những kẻ neo đậu dưới sông.” Chúng ta sẽ tiếp tục chào đón những người đã căng buồm, học hỏi được nhiều điều và trở về để sẻ chia những kiến thức đó với quốc gia của mình.
Theo dõi tôi trên Twitter hoặc LinkedIn.