Trần Uyên Phương là tác giả cuốn sách Vượt lên Người khổng lồ: Câu chuyện về một công ty gia đình cạnh tranh thành công với các tập đoàn đa quốc gia.
Hãy thử điểm nhanh trong đầu bạn vài cái tên thương hiệu và công ty lớn nhất mà bạn biết. Không khó để mặc định rằng những thương hiệu đó lúc nào cũng “to lớn” sẵn như thế – rằng đó đã luôn là những cái tên dẫn đầu trong ngành hàng từ trước đến nay. Tuy nhiên, điều đó không chính xác; họ đều đã có một xuất phát điểm ở nơi nào đó khác. Có thể là trong gara xe của ai đó, hoặc một quán cà phê trong vùng, hay một chiếc xe chở hàng đến những vị khách đầu tiên chẳng hạn, những công ty đa quốc gia này đều đã đi lên từ xuất phát điểm thấp nhờ vào niềm đam mê, tầm nhìn, và sự quyết tâm của một vài cá nhân ít ỏi. Đó dĩ nhiên cũng là trường hợp của doanh nghiệp gia đình tôi, THP, công ty dẫn đầu ngành công nghiệp với 50% thị phần – và là nhà sản xuất thuộc sở hữu gia đình lớn nhất Việt Nam.
Hãy hỏi bất kỳ Nhà sáng lập / Giám đốc điều hành (CEO) nào và hầu như họ đều cũng sẽ nói với bạn điều gì đó tương tự thế này: hành trình từ một doanh nhân trở thành nhà điều hành có thể rất thách thức và tốn nhiều thời gian. Thực tế đúng là như thế, nhưng vẫn tồn tại những cách thức giúp cuộc hành trình ấy trở nên bằng phẳng hơn. Dưới đây là một vài điều mà tôi mong nhiều doanh nhân nắm rõ hơn trước khi bắt đầu dấn thân vào hành trình kể trên:
Biết bạn là ai
Các tổ chức tiền thân của những công ty đa quốc gia ngày nay đều đã được sáng lập bởi các cá nhân đưa mọi thứ họ tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình. Xét ở một vài khía cạnh nào đó, những đam mê cá nhân ấy dần có tầm vóc lớn hơn chỉ là một niềm tin đơn lẻ; thậm chí chúng trở thành các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Các công ty thành công nhất là những nơi xác định được rõ ràng mục đích của họ, những gì họ muốn thực hiện, và họ muốn thực hiện chúng như thế nào. Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn tạo ra doanh nghiệp và kiên định giữ vững nó trong suốt hành trình của bạn.
Tìm kiếm nhiều giá trị hơn chỉ là tiền bạc
Tất cả chúng ta đều muốn thành công, và tài chính chắc chắn là một thành tố không thể thiếu để có được thành công. Việc đưa ra những quyết định thông minh giúp tăng lợi nhuận và làm giàu cho công ty là một phần cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dẫu vậy, việc để đồng tiền điều hướng hoàn toàn việc kinh doanh sẽ không mang lại những kết quả trọn vẹn và có thể ảnh hưởng tiêu cực lên các quyết định liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Nên thay vào đó, hãy cố tìm cách biến đam mê của bạn thành hiện thực và xem điều đó mang lại tác động tích cực như thế nào đến các thị trường mà bạn phục vụ. Hãy tìm ra đam mê, mục đích và sự thoả mãn trong việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ giúp tầm nhìn của bạn đi đúng hướng với khách hàng. Khi bạn được thúc đẩy bởi Nguyên Do của doanh nghiệp (thứ vượt ra ngoài mục tiêu tiền tệ), bạn sẽ có được sự tập trung, được khích lệ, và được truyền cảm hứng để bước tiếp bất chấp những thách thức về mặt tài chính xuất hiện.
Đừng sợ thất bại
Thất bại, như nhiều doanh nhân quan niệm, là mẹ thành công. Ba tôi, nhà sáng lập THP, đã dạy chúng tôi rằng đừng sợ thất bại. Thay vào đó, ông khuyến khích chúng tôi chủ động đón nhận thất bại và để nó mang lại cho mình những bài học có giá trị. Nhờ tư duy lãnh đạo này mà chúng tôi đã có thể biến những điểm gập ghềnh trên đường đi thành các lộ trình để mình có thể đạt được những cột mốc cao hơn, to lớn hơn ở thì tương lai.
Đón nhận sự thay đổi
Sự phát triển là điều không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào. Mọi người thay đổi, có nghĩa là những người tiêu dùng thay đổi, cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu thị trường thay đổi. Tôi đã được dạy bởi những bậc phụ huynh thành công rằng đừng sợ sự thay đổi, mà hãy đón nhận nó. Niềm tin này đã được đưa vào một trong những giá trị cốt lõi của THP: Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai. Sự phát triển không bao giờ dừng lại, mỗi ngày phải tốt hơn một chút so với ngày trước đó đã qua.
Thật khó khăn khi tưởng tượng việc phát triển một khái niệm đơn thuần hay một doanh nghiệp nhỏ thành một thương hiệu toàn cầu. Nhưng nó có thể được thực hiện – tự tôi đã trông thấy và trải nghiệm điều này. Việc trở thành CEO tầm khu vực / quốc gia / toàn cầu về thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ không xảy ra sau một đêm. Tuy nhiên, bằng cách làm việc chăm chỉ một cách đáng kể, với tầm nhìn rõ ràng, tinh thần lạc quan và khả năng thích ứng, bạn có thể thành công trong việc đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới.
Theo Forbes