Đối với nhiều người, khái niệm “doanh nghiệp gia đình” gợi lên hình ảnh các cửa hàng tạp hoá, tiện lợi hoặc nhà hàng bản địa trên đường chính. Tuy nhiên, đó không nhất thiết là mô tả chính xác về doanh nghiệp gia đình – xét về mặt tổng thể. Trên thực tế, chỉ hơn một nửa trong số 30 công ty lớn nhất ở 27 quốc gia phát triển thuộc sở hữu gia đình, cũng như chiếm tỷ lệ 40% của S&P 500.
“Doanh nghiệp gia đình là một hình thức sở hữu đặc biệt phổ biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chiếm 85% số lượng doanh nghiệp. Một vài trong số những doanh nghiệp gia đình này thuộc hàng lớn nhất thế giới, ví dụ như Samsung Electronics (Hàn Quốc), Reliance Industries (Ấn Độ) và Chow Tai Fook (Hồng Kông).
Tại Việt Nam, Tập đoàn Nước giải khát THP là nhà sản xuất thuộc sở hữu gia đình lớn nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), với lực lượng hơn 5000 nhân viên trên toàn quốc. Việc phát triển những doanh nghiệp gia đình đa thế hệ như thế vượt ra ngoài phạm vi “đường chính” – để tiến vào thị trường khu vực và toàn cầu – đòi hỏi một cách thức tiếp cận độc đáo.
Gần đây, chúng tôi đã tổ chức sự kiện trong ngày dành cho các nhà cung cấp – và một chủ đề được quan tâm, nhắc đến nhiều lần là làm sao để quản trị các doanh nghiệp lớn là gia đình đa thế hệ. Nhiều nhà cung cấp có những đặc điểm tương đồng với chúng tôi. Các công ty của họ cũng được thành lập quanh một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam và phát triển song hành với chúng tôi. Những công ty ấy hiện vẫn đang được điều hành bởi những nhà sáng lập ban đầu và con cái của họ. Một trong những mối quan tâm chính của những nhà cung cấp này là làm thế nào để tránh làm hỏng thế hệ tiếp theo, những người vốn đang lớn lên trong bối cảnh của một quốc gia thịnh vượng hơn so với trước kia.
Những gì chúng tôi đã trình bày là: hầu hết các doanh nghiệp gia đình đa thế hệ thành công thực hiện các bước rất cụ thể để chuyển giao các giá trị gia đình từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Những bước đó bao gồm:
Kỳ vọng về thành tích và từ chối quyền lợi đương nhiên. Các thành viên trẻ hơn cần những tiêu chuẩn rõ ràng cho hành vi và thành tích. Tham gia việc kinh doanh của gia đình không nên được xem là một quyền lợi mặc định. Nó nên là thứ phải giành được, chứ không phải kế thừa.
Tôn trọng người lớn tuổi. Tôn trọng người lớn tuổi là một giá trị vô cùng châu Á, nhưng nó là chìa khoá để thành công ở bất cứ nền văn hoá nào. Sau tất cả, những thành viên cấp cao chịu trách nhiệm để thiết lập “tiếng nói từ trên đỉnh.” Tất cả văn hoá doanh nghiệp đều xuất phát từ trên đỉnh.
Thấu hiểu thế hệ thứ hai. Các cá nhân thuộc thế hệ thứ hai sẽ sinh trưởng trong những hoàn cảnh khác biệt, nên điều quan trọng là thế hệ thứ nhất thấu hiểu được những gì thúc đẩy thế hệ thứ hai.
Tôn trọng những câu chuyện và trải nghiệm. Đây chính là cách mà các doanh nghiệp thành công truyền đi các giá trị cốt lõi và sứ mệnh của họ. Nó giúp các thành viên gia đình thấu hiểu và ghi nhớ những gì làm gia đình của họ trở nên độc đáo.
Sau cùng, các doanh nghiệp gia đình thành công đều tận dụng gốc rễ và những giá trị gia đình của họ để cạnh tranh trong thế giới doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp gia đình nắm rõ bản chất của mình, kết hợp với sự thấu hiểu những mong muốn của thị trường về sản phẩm và dịch vụ, họ cũng có thể trở nên thành công như các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất. Tìm hiểu về cách thức chúng tôi đã thực hiện điều này một cách hiệu quả bằng cách đặt cuốn sách của tôi ngay hôm nay.
Theo Phương Uyên Trần