Trần Uyên Phương chắc chắn không phải là mẫu doanh nhân bình thường ở Việt Nam – một đất nước đang phát triển tại Châu Á. Đảm nhận vị trí phó tổng giám đốc của một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, cô đã trở thành một hình mẫu đại diện cho một thế hệ doanh nhân mới, luôn hướng đến những tiêu chuẩn tốt nhất của người lãnh đạo.
Uyên Phương luôn cảm thấy tự hào khi có thể đảm nhận vị trí này, và cô luôn sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình nhằm mang lại lợi ích cho những doanh nghiệp toàn cầu.
Được đào tạo ở nước ngoài, luôn giữ được tinh thần bền bỉ và sự lạc quan của thế hệ trưởng thành sau chiến tranh, hằng ngày Uyên Phương làm việc không biết mệt mỏi để giúp doanh nghiệp của gia đình mình trụ vững và phát triển. Cô thuộc thế hệ vàng của đất nước, chiếm 50% dân số, luôn phấn đấu để giúp nền kinh tế nước nhà chuyển mình nhanh chóng.
Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu.
Câu chuyện của Uyên Phương vượt xa những điều bình thường. Doanh nghiệp của gia đình cô, tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP), với tinh thần là “không bao giờ từ bỏ” và “Không gì là không thể”, THP đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam, và đang trên đà vươn ra sân chơi toàn cầu.
Thành công của THP được ví như câu chuyện David và Goliath thời hiện đại. Được thành lập năm 1994 bởi cha của Phương, tiến sĩ Trần Quý Thanh, Chủ tịch và giám đốc điều hành tập đoàn THP, và bà Nụ, vợ của ông, họ đã chiến thắng vượt lên mọi nghịch cảnh, từ cấm vận sau chiến tranh, kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư, đến tình trạng siêu lạm phát, cùng rất nhiều những khó khăn khác. Phương đã học được rất nhiều từ cha mẹ mình, và hiểu được điều gì tạo nên những nhà lãnh đạo vĩ đại.
Chỉ trong 3 năm 2006 đến 2009, THP đã phát triển với tốc độ 400% nhờ vào những sản phẩm bán chạy nhất thị trường mà không một doanh nghiệp toàn cầu nào chú tâm đến.
Trong năm 2012, THP đã từ chối lời đề nghị mua lại cổ phần trị giá 2.5 tỉ USD của Coca-Cola.
“Cha tôi đã dạy cho tôi bài học quý báu vào ngày hôm đó. Hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp mình có được, biết được con đường mà chúng ta sẽ đi, và trên tất cả, đừng bao giờ sợ hãi trước quyền lực của những tập đoàn đa quốc gia”, Phương nhắc lại bài học từ cha cô trong quyển sách mới xuất bản của mình, Vượt lên người khổng lồ, cuốn sách hướng đến đọc giả là những doanh nhân trong nước cũng như nước ngoài.
Các doanh nghiệp phương Tây luôn muốn theo kịp sự phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu, khi mà mọi sự chú ý đều dồn về Châu Á. Với việc ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào khu vực Châu Á, Uyên Phương và câu chuyện của THP là hình mẫu rõ ràng cho việc những doanh nghiệp Á và u đều có thể học hỏi lẫn nhau.
Nó mang đến một góc nhìn riêng về mọi thứ, từ việc đầu tư kinh doanh ở Châu á như thế nào đến những sức mạnh của người lãnh đạo gắn liền với những giá trị truyền thống gia đình Á Đông, những tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo Châu Á mà Phương nghĩ có thể truyền cảm hứng cho những người lãnh đạo đến từ phương Tây.
Tiêu chuẩn lãnh đạo của người cha doanh nhân
Để hiểu được con đường phát triển của THP, chúng ta cần hiểu được người đàn ông đứng đằng sau những thành công của tập đoàn này. Dù nói thế nào đi nữa, Dr Thanh vẫn là một nhà lãnh đạo xuất sắc, với tinh thần lạc quan, cầu tiến, bền bỉ, kiên trì, tất cả đã giúp ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất đất nước.
Như Phương giải thích trong cuốn sách của mình, “Cha tôi không bao giờ bỏ cuộc. Giá trị cốt lõi mà cha tôi luôn tâm huyết nhất chính là “Không gì là không thể”. Không có giới hạn nào cho những thành quả mà ta có thể đạt được”.
Từng trải qua một tuổi thơ cơ cực trong cô nhi viện từ năm 9 tuổi, Dr Thanh đã học được cách nắm bắt cơ hội từ những điều nhỏ nhất. Khả năng này đã giúp ông vượt qua được những năm khó khăn sau chiến tranh. Vào thời điểm đó, kinh tế tư nhân bị cấm cản, và cả đất nước chìm trong hỗn loạn.
Ông khởi đầu sự nghiệp bằng một doanh nghiệp nhỏ sản xuất men, nhằm kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính là làm nhà nước. Trải qua nhiều năm, chàng trai trẻ Thanh làm việc không mệt mỏi để có thể vượt qua những đợt lạm phát. Nhưng để mở rộng doanh nghiệp, ông cần đầu tư vào những bộ lọc ly tâm nhằm tăng sản lượng men một cách hiệu quả nhất.
Thời điểm này, lệnh cấm vận của Mỹ vẫn còn, khiến ông gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu. Dr Thanh đã tìm ra một giải pháp tuyệt vời, đó là tận dụng những bộ phận bỏ đi của võng quân dụng Mỹ, bán rất nhiều ở các chợ Sài Gòn. Phần nylon chất lượng cao trong các loại võng này trở thành nền tảng cho quy trình lọc ly tâm của ông, và sau nhiều lần nghiên cứu, tinh chế, ông đã có thể tăng gấp đôi lợi nhuận của công ty. Lối nghĩ sáng tạo như thế chính là điểm mấu chốt để tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Đầu thập niên 80, Dr Thanh và vợ của ông, bà Nụ bắt đầu nhiều dự án táo bạo. Sản xuất men chỉ là một trong số đó. Năm 1994, họ thành lập THP, doanh nghiệp mà ngày nay sản xuất những loại đồ uống được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Những sản phẩm của THP như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh đã nắm giữ vị trí dẫn đầu thị trường và giúp THP trở thành một doanh nghiệp có quy mô toàn cầu như ngày hôm nay.
“Cha tôi có rất nhiều câu châm ngôn. Một câu quan trọng trong số đó là chúng ta tồn tại để phục vụ khách hàng, và phải mang lại lợi ích cho họ” Phương kể.
“Cha tôi nhấn mạnh rằng mọi sản phẩm THP đều phải có lợi ích lý tính. Đây là điểm khác biệt của chúng tôi so với đối thủ cạnh tranh. Chỉ ngon thôi chưa đủ. Cũng như không thể chỉ mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm chứa đầy đường”.
THP – doanh nghiệp toàn cầu vận hành một cách khác biệt.
Trong 20 năm lịch sử hình thành và phát triển, THP đã đầu tư vào nhiều mô hình thực hành doanh nghiệp, bao gồm những chiến lược tiếp thị sản phẩm sáng tạo, rất nhiều trong số đó do chính Dr Thanh đề xuất, bên cạnh đó còn là việc ứng dụng những công nghệ hàng đầu trong quy trình đóng gói, kĩ thuật sản xuất, và công nghệ thông tin. Ví dụ, sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh cần 45 ngày để nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ Aseptic (sản xuất và đóng gói trong môi trường vô trùng và không chứa chất bảo quản) trước khi đưa ra thị trường.
Những sáng kiến kinh doanh của THP còn thể hiện trách nhiệm cộng đồng và mang những ý tưởng táo bạo ra thế giới, thể hiện đường lối hướng ngoại của Việt Nam.
Thực ra, THP đã và đang phát triển bằng cách kết hợp vận dụng những tiêu chuẩn và quy trình quốc tế. Với lòng tự hào về cha của mình, Phương tin rằng khả năng chấp nhận thử thách và rủi ro như là một cơ hội để học hỏi, để bắt đầu lại, đã giúp THP có được như ngày hôm nay. (“Thành công vĩ đại đến với những ai dám giương buồm ra biển lớn”, ông luôn tâm niệm như vậy. “Sẽ không có thành công cho những ai chỉ neo đậu trên sông”). Đây chính là những tiêu chuẩn lãnh đạo mà Phương hy vọng mình nắm vững khi THP tiến ra sân chơi toàn cầu.
Theo Phương, sẽ rất hữu ích nếu các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường Châu Á hiểu rõ những giá trị và sắc thái văn hóa tại đây. Rất nhiều trong số đó thấm đượm màu sắc Nho giáo, với lòng kính trọng, danh dự, và trách nhiệm. Những mối quan hệ cá nhân luôn được coi trọng. Phương nói rằng chính những giá trị này là nền tảng cho thành công của THP và luôn được giữ vững trong văn hóa của doanh nghiệp, cũng như tinh thần hợp tác, xây dựng, và thể hiện trách nhiệm cộng đồng. Tất cả những bên liên quan đều được đối xử công bằng, được tôn trọng, từ khách hàng đến nhân viên.
Gia tộc họ Trần còn có sứ mệnh riêng cho doanh nghiệp của mình: “Chia sẻ văn hóa lãnh đạo, chính trực, sự cam kết, và phát triển tài năng để chúng ta có thể xây dựng một doanh nghiệp toàn cầu, mang lại sự tịnh vượng, củng cố uy tín của dòng họ, và tạo ra tác động tích cực cho xã hội”.
Phương tin rằng một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của THP so với các doanh nghiệp toàn cầu là mối quan hệ đối tác lâu dài và bền vững với các chuỗi nhà cung cấp, từ những người nông dân Việt đến những đối tác quốc tế và những đơn vị nghiên cứu.
“Chúng tôi luôn cố gắng để tận dụng tối đa những mối quan hệ này”, Phương cho biết. “Chúng tôi không thể dẫn đầu nếu không có họ. Có rất nhiều lợi ích khi giữ vững được sự hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp”.
Với nhân viên, THP trao quyền cho họ để họ có thể nhận ra những khả năng của mình, bằng cách tạo ra cơ hội và bồi dưỡng một tinh thần cộng đồng. Nhân viên được xem như “những thành viên của gia đình” và được khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau để đạt được thành công. Đây là một cách làm khác hẳn với hướng phát triển nhờ vào động lực bản thân của các công ty phương Tây.
“Một cá nhân có thể thay đổi thế giới, nhưng với một nhóm người làm việc chung, họ phụ thuộc lẫn nhau và sẽ tạo nên những ảnh hưởng to lớn và tốt đẹp hơn nhiều”, Phương giải thích.
“Ở đâu cũng vậy, nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi họ biết mình làm việc vì những mục đích to lớn hơn bản thân mình. Khi một người biết rằng có nhiều thứ khác phụ thuộc vào mình, họ sẽ càng cố gắng nhiều hơn, và cùng hợp tác với những người khác để đạt được mục tiêu”.
Sự khác biệt trong đường lối của THP được thể hiện qua cách trả lương cho nhân viên. Các giá trị cốt lõi của công ty là tiêu chuẩn ưu tiên, có nghĩa là kết quả của mỗi cá nhân sẽ không chỉ phụ thuộc vào các mục tiêu tài chính, mà còn phụ thuộc vào những tiêu chuẩn khác, bao gồm thái độ tích cực, trung thực, sẵn sàng giúp đỡ, chăm chỉ, và quan tâm đến khách hàng.
Tư tưởng đặt các giá trị lên trên hết này là một tiêu chuẩn lãnh đạo khác mà Phương và THP muốn truyền đạt đến các doanh nghiệp khác như là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Một tương lai tươi sáng.
Là một doanh nhân trẻ, Phương đã học được nhiều điều và đạt được nhiều thành công tại THP. Nhưng đối với cô, đây mới chi là khởi đầu, cha cô luôn nói rằng còn nhiều điều để khám phá hơn nữa.
Không có gì lạ khi một người nói rằng, “Tôi không biết và không hiểu điều gì đã truyền cảm hứng cho Phương và doanh nghiệp gia đình cô luôn học hỏi và củng cố hiểu biết của họ về thế giới. Đó là những tiêu chuẩn quan trọng của bất kì người lãnh đạo tốt nào – những người có thế tạo nên điều vĩ đại cho nền kinh tế toàn cầu”.